Học tập HCM

Tổng kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 của Ban Dân tộc tỉnh
Ngày đăng 28/04/2020 | 09:10  | View count: 46682

Ngày 28 tháng 04 năm 2020, Ban Dân tộc tỉnh Đăk Nông ban hành báo cáo số 281/BC-BDT về việc Tổng kết công tác CCHC giai đoạn 2011 - 2020 và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn  2021 - 2030 của Ban Dân tộc tỉnh.

Theo đó, Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác CCHC từ năm 2011-2020 đạt được như sau:

Cải cách thể chế: đã triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc phạm vụ của đơn vị, trên cơ sở hiến pháp năm 2013:  Đổi mới nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Trong giai đoạn 2015-2019, Ban Dân tộc đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các cấp có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành 03 Văn bản quy phạm pháp luật đều đảm bảo chất lượng và thời gian theo quy định.

Trong giai đoạn 2011-2020 Ban Dân tộc đã tổ chức, triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đã tạo sinh kế cho đối tượng được thụ hưởng được ổn định như: Kết quả thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Trong giai đoạn 2014-2019 nguồn vốn đầu tư 229,52 tỷ đồng. Chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135):  Giai đoạn 2011- 2015, đầu tư 31 xã và 56 thôn, bon buôn. Trung ương đã phân bổ cho tỉnh và triển khai thực hiện với tổng nguồn kinh phí là: 178,560 tỷ đồng. Trong đó hỗ trợ xây dựng, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và xây dựng mới được 214 công trình, duy tu sửa chữa 26 công trình và thanh toán nợ 8 công trình của Chương trình 135 giai đoạn II và III. Các công trình đã được xây dựng như: 79 công trình đường giao thông, 84 công trình trường học, 7 công trình thủy lợi, 28 nhà văn hóa cộng đồng, 13 công trình nước sinh hoạt tập trung... Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất triển khai thực hiện giải ngân 42,580 tỷ đồng, cụ thể, thực hiện hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, phân bón vật tư nông nghiệp, máy nông cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp và tập huấn hỗ trợ khuyến nông. Giai đoạn 2016-2020, đầu tư cho 18 xã và 73 thôn, bon, buôn; nguồn vốn Trung ương phân bổ 191,256 tỷ đồng. Chương trình hỗ trợ đât ở, đất sản xuất nước sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã thôn, bon đặc biệt khó khăn: Nguồn vốn Trung ương đã hỗ trợ 50,887 tỷ đồng.; hỗ trợ được 4.808 hộ dùng bồn nước, đào giếng; cấp đất sản xuất cho 61 hộ; mua nông cụ máy móc phục vụ sản xuất 3.577 hộ. Thực hiện Chương trình định canh, định cư và dự án ổn định dân di cư tự do theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg: Tổng kinh phí đã phân bổ 58,301 tỷ đồng thực hiện được 04 dự án định canh, định cư tập trung (Đã hoàn thiện 01 dự án còn lại 03 dự án chưa hoàn thiện) và 01 dự án xen ghép; với số hộ đã di dời về ổn định 100 hộ vào vùng dự án. Về dự án ổn định dân di cư tự do đã thực hiện 06 dự án hoàn thành, với kinh phí đầu tư 169,1650 tỷ đồng; bố trí ổn định cho 3.271 hộ.

Đánh giá tác động đến đời sống xã hội, phát triển kinh tế xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội: Các Chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tần được đầu tư đồng bộ, có trọng điểm; hệ thống giao thông, thủy lợi, trạm y tế, điện, trường học... đáp ứng yêu cầu thiết thực cho người dân nhất là vùng đồng bào DTTS còn khó khăn. Kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, nhiều hộ dân nghèo còn được các cấp các ngành hỗ trợ trực tiếp những vật chất để nâng cao trong đời sống góp phần phát triển kinh tế ổn định đời sống; xóa bỏ dần những tập tục lạc hậu, giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc. Hệ thống chính trị tại cơ sở được giữ vững; khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường; hệ thống giáo dục, văn hóa có nhiều khởi sắc qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Cải cách thủ tục hành hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định của cấp trên: Ban Dân tộc triển khai cải cách Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Ủy ban Dân tộc ban hành như: Tiếp công dân; giải quyết khiếu nại tố cáo; công tác thi đua khen thưởng; xác định thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; cấp ấn phẩm và báo chí cho vùng dân tộc và miền núi; theo Quyết định số 660/QĐ-UBDT, ngày 27/11/2015 của Bộ Trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Quyết định số 180/QĐ-UBDT, ngày 03/4/2018.

Trong thời gian qua Ban Dân tộc đã đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; xây dựng công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý (Cụ thể đã hoàn thành tại Đề án 310/ĐA-BDT, ngày 20/6/2017, về sắp xếp, kiện toàn tổ chức của Ban Dân tộc; Đề án số 80/ĐA-BDT, ngày 27/02/2017, về tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021 của BDT tỉnh Đăk Nông). Sau khi thực hiện cải cách, bố trí, sắp xếp công chức theo vị trí việc làm đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực thực hiện công vụ.

Cải cách tài chính công: Tình hình triển khai các chính sách về cải cách thuế, nhu nhập, tiền lương, tiền công và các chính sách xã hội: Ban Dân tộc thực hiện chi trả các chế độ như tiền lương, các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo quản lý và nộp bảo hiểm y tế, xã hội đảm bảo theo quy định. Công chức Ban Dân tộc có thu nhập bình quân trong 01 tháng đạt 6,7 triệu đồng (Người có thu nhập cao nhất 11,933 triệu đồng, thấp nhất 3,145 triệu đồng/01 tháng).

Về hiện đại hóa hành chính: Việc ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị hàng năm: Ban Dân tộc đã ban hành Kế hoạch số 439/KH-BDT, ngày 10/8/2016, về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Ban Dân tộc giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở đó hàng năm Ban Dân tộc đều xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện áp dụng công nghệ thông tin cho toàn thể cán bộ, công chức. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chỉ đạo điều hành, triển khai nhiệm vụ. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Dân tộc đến nay 100% cán bộ, công chức sử dụng thành thạo trao đổi thông qua phần mềm văn phòng điện tử (Ioffic) và thông qua hộp thư công vụ.

Qua chương trình tổng thể CCHC được thực hiện tại đơn vị đã tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động công vụ như: Xây dựng hoàn thiện thế chế, chính sách pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý; kiểm soát các văn bản quy phạm pháp luật; sắp xếp tổ chức bộ máy tạo bộ máy đơn vị tinh gọn hơn, bố trí sắp xếp việc làm phù hợp với năng lực công tác của mỗi cán bộ, chức...

Minh Nghĩa