Tin nổi bật

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Ngày đăng 27/02/2023 | 15:27  | View count: 44489

Triển khai Kế hoạch số 11/KH-UBND,  ngày 09/01/2023 của UBND tỉnh Đắk Nông về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), sáng ngày 27/02/2023, tại Hội trường Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với thành phần gồm toàn thể cán bộ, công chức, người lao động Ban Dân tộc. Hội nghị diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

(Toàn cảnh hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi))

- Điều 17 của dự thảo Luật: Trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, các đại biểu thống nhất bổ sung quy định "Giao Chính phủ xây dựng Nghị định riêng quy định các chính sách cụ thể về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng thời không quy định chi tiết về đất đai cho đồng bào DTTS hoặc cụ thể hóa tại các Điều, khoản khác của Luật Đất đai mà đưa vào trong Nghị định.

- Điều 42 của dự thảo: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là cộng đồng dân cư người DTTS, các đại biểu đề nghị cộng đồng dân cư người dân tộc thiểu số "được góp vốn bằng quyền sử dụng đất".

- Về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được dự thảo Luật quy định bỏ "hộ gia đình" là chủ sử dụng trong nhiều điều khoản (40, 52, 137, 170....), điều chỉnh nhiều hoạt động trong quản lý, sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất ...các đại biểu thống nhất theo dự thảo.

- Trường hợp cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện (Điều 52) đề nghị tiếp tục áp dụng khoản 3 Luật Đất đai năm 2013

- Việc giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với tạo sinh kế và tăng thu nhập cho đồng bào DTTS (Điều 178, 189, 180), các đại biểu thống nhất nên giao địa phương quy định cho phù hợp với tình hình thực tế và thực hiện hiệu quả, cụ thể "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, quy định cụ thể cho người dân kết hợp trồng cây hằng năm; trồng cây lâu năm, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao có lợi thế của địa phương"

     - Việc quản lý, sở dụng đất rừng, đất có nguồn gốc nông, lâm trường  

+ Thống nhất việc ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định và đồng thời mở rộng đối tượng: hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    + Việc quy định rõ các tiêu chí về đất giao (đất sạch, không có tranh chấp; có tốt, có xấu, có gần, có xa; tránh tình trạng chi giao đất xấu, ở xa, có tranh chấp như hiện nay) và đối tượng ưu tiên trong nhận đất đảm bảo đồng bào DTTS được tiếp cận đất công bằng là rất cần thiết.

- Về thu hồi đất; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (từ Điều 89 đến Điều 110): Việc thu hồi đất; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cơ bản đã đảm bảo theo quy định của Hiến Pháp và tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.

- Về việc đưa nội dung giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS vào trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm, hằng năm của địa phương (các Điều 64, 65, 68, 73, 74)

+ Việc quy định bổ sung: "về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS vào trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm, hằng năm của địa phương" (cấp tỉnh đến cấp huyện (Điều 64, 65)) là rất cần thiết và có cơ sở.

+ Về đối tượng, địa bàn; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phải xác định rõ đối với từng xã về số hộ, diện tích, loại đất, vị trí (lô, thửa); phương án giao đất phải,…. các quy định chi tiết này đưa vào trong Nghị định của Chính phủ Nếu giao Chính phủ xây dựng Nghị định các chính sách cụ thể về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số theo đề xuất nêu trên (tại Điều 17).

- Về quyền tiếp cận thông tin đất đai và trợ giúp pháp lý đối với người dân (có DTTS) sống ở vùng KT-XH khó khăn, ĐBKK: Việc bổ sung quy định "quyền tiếp cận thông tin đất đai và trợ giúp pháp lý đối với người dân (có DTTS) sống ở vùng KT-XH khó khăn, ĐBKK" vào Điều 17 hoặc Nghị định của Chính phủ là cần thiết

- Các nội dung khác: Công tác tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (tại Quyết định số 1719, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ). Trong đó, có Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất. Hiện nay, địa phương chưa đủ cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện các nội dung này. Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành quy định đối với định mức hỗ trợ thực hiện hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất (Dự án 1)

 

Tin ảnh: Văn Khuê – Phó Chánh Thanh tra BDT