Cơ quan thực hiện
Cấp thực hiện
Lĩnh vực
Từ khóa
Cơ quan công bố/Cơ quan công khai UBND tỉnh Đắk Nông
Mã thủ tục T-DKN-269471-TT
Cấp thực hiện Cấp Huyện
Loại TTHC
Lĩnh vực Đất đai
Trình tự thực hiện

a) Đối với hộ gia đình, cá nhân:

- Hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

- Thời gian từ 07 giờ 30 đến 10 giờ 30 phút; từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ (từ 16 giờ đến 17 giờ tính vào ngày hôm sau); vào các ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ).

b) Đối với cơ quan nhà nước:

- Bước 1: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trả kết quả cho hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư; Trường hợp hồ sơ còn thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định; Hồ sơ không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người nộp đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Bước 2:

* Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã:

Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc trong trường hợp hồ sơ có sai sót phải làm văn bản hướng dẫn bổ sung hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không sai sót, thì thực hiện niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng tại trụ sở UBND cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.

* Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Uỷ ban nhân dân cấp huyện:

- Hồ sơ được chuyển đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ: Trường hợp nội dung hồ sơ có sai sót, không đủ điều kiện giải quyết thì thời gian tối đa 03 ngày Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai làm văn bản hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ lập đầy đủ, đúng quy định thì thực hiện:

+ Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất, sự phù hợp với quy hoạch đối với trường hợp không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất; xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sở hữu tài sản; xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt đối với nhà ở, công trình xây dựng; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện:

+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có).

+ Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.

+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký.

+ Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đăng ký đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy định.

- Bước 4: Cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc;

- Bước 5: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

+ Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

+ Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính (trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật);

- Bước 6:Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai gửi hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để thẩm tra (trong trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi cấp huyện sau khi người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định).

- Bước 7: Sau khi Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thẩm tra hồ sơ xong, chuyển sang UBND cấp huyện để trình Lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt.

- Bước 8: UBND cấp huyện chuyển hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Sau đó Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện hoặcUBND cấp xã.

- Bước 9: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện hoặcUBND cấp xã.trả kết quả cho người sử dụng đất.

Cách thức thực hiện

+ Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện.

+ Hoặc qua đường bưu chính, bưu điện, mạng Internet (nếu có).

Thành phần hồ sơ
Số bộ hồ sơ 01 bộ.
Phí
Lệ phí
Mô tảMức lệ phí
+ Lệ phí địa chính: 40.000 đồng/ lần đăng ký. Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thị xã Gia Nghĩa: 80.000 đồng/lần đăng ký.Lệ phí
+ Lệ phí trích lục: 5000 đồng/lần đăng ký. Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thị xã Gia Nghĩa: 10.000 đồng/lần đăng ký.Lệ phí
+ Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: Đối với hồ sơ xin cấp quyền sử dụng đất để làm nhà ở, kể cả trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất: 300.000 đồng/hồ sơ. Đối với hồ sơ xin cấp quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh: • Lô đất có diện tích dưới 100 m2: 400.000 đồng/hồ sơ • Lô đất có diện tích từ 100 m2 đến dưới 500 m2: 500.000 đồng/hồ sơ • Lô đất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 1000 m2: 600.000 đồng/hồ sơ • Lô đất có diện tích từ 1000 m2 đến dưới 5000 m2: 700.000 đồng/hồ sơ • Lô đất có diện tích từ 5000 m2 đến dưới 10.000 m2: 1.000.000 đồng/hồ sơ • Lô đất có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 50.000 m2: 2.000.000 đồng/hồ sơ • Lô đất có diện tích từ 50.000 m2 trở lên: 3.000.000 đồng/hồ sơ • Cấp lại thu bằng 50% cấp mới.Lệ phí
Mức giá
Thời hạn giải quyết

Không quá 30 ngày (không kể thời gian công khai,thời gian lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính và trích đo địa chính thửa đất), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trong đó:

• UBND cấp xã: 03 ngày;

• UBND cấp huyện: 05 ngày;

• Phòng Tài nguyên và Môi Trường: 03 ngày;

• Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai: 12 ngày;

• Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 02 ngày;

• Cơ quan thuế: 05 ngày.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

Đối tượng thực hiện - Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Cơ quan thực hiện Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Cơ quan có thẩm quyền quyết định Ủy ban nhân dân cấp huyện
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Cơ quan ủy ủy quyền
Cơ quan phối hợp Cơ quan thuế;#39710;#Ủy ban nhân dân cấp xã;#41096;#Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng, nông nghiệp
Kết quả thực hiện + Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ pháp lý của TTHC
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC
Đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Đánh giá tác động TTHC