Cơ quan thực hiện
Cấp thực hiện
Lĩnh vực
Từ khóa
Cơ quan công bố/Cơ quan công khai UBND tỉnh Đắk Nông
Mã thủ tục T-DKN-033783-TT
Cấp thực hiện
Loại TTHC
Lĩnh vực An toàn lao động
Trình tự thực hiện
  Tên bước Mô tả bước
1. A/ Đối cá nhân , tổ chức: 1.1. Tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra, Người bị tai nạn lao động hoặc Người cùng làm việc (người lao động, người quản lý), người biết sự việc phải báo ngay cho Người sử dụng lao động của cơ sở biết để kịp thời khai báo theo quy định của Thông tư này.
1.2. Khi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng thì cơ sở để xảy ra tai nạn lao động (trừ các cơ sở có các lĩnh vực nêu ở điểm 1.3 dưới đây) phải khai báo bằng cách nhanh nhất (điện thoại, fax, công điện...) với Thanh tra Sở Lao động - Th¬ương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có). Tai nạn lao động xảy ra ở địa ph¬ương nào thì khai báo tại địa ph¬ương đó.
Trường hợp Người bị tai nạn lao động chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của chính vết th¬ương do tai nạn lao động (theo kết luận của biên bản khám nghiệm tử thi) thì cơ sở phải khai báo với Thanh tra Sở Lao động - Th¬ương binh và Xã hội ngay sau khi Người bị tai nạn lao động chết để giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật.
1.3. Tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực: Phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí; trên các ph¬ương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không; các doanh nghiệp thuộc lực lư¬ợng vũ trang thì cơ sở phải khai báo với cơ quan quản lý lĩnh vực đó.
1.4. Nội dung khai báo theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. B/ Đối với Sở Lao động –TBXH: a) Khi nhận được tin báo có tai nạn lao động thì Thanh tra Sở Lao động - Th¬ương binh và Xã hội địa ph¬ương thông báo ngay cho các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để cử Người tham gia đoàn điều tra tai nạn lao động.
b) Đoàn điều tra khẩn tr¬ương đến nơi xảy ra tai nạn lao động, tiến hành điều tra, lập biên bản theo trình tự sau:
- Xem xét hiện trường;
- Thu thập vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
- Lấy lời khai của nạn nhân, nhân chứng và những người có liên quan theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Trưng cầu giám định kỹ thuật (khi cần thiết);
- Trên cơ sở các lời khai, chứng cứ đã thu thập được, tiến hành xử lý, phân tích để xác định các vấn đề cơ bản sau:
+ Diễn biến của vụ tai nạn lao động;
+ Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động;
+ Mức độ vi phạm, lỗi, trách nhiệm của người có lỗi và đề nghị hình thức xử lý;
+ Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tái diễn.
- Lập biên bản điều tra theo Mẫu số 05 (đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở) và Mẫu số 06 (đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp Trung ¬ương) kèm theo Thông tư này.
c) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh chủ trì và phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện tiến hành điều tra tại chỗ để lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám nghiệm th¬ương tích, thu thập vật chứng đối với các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng.
d) Trong quá trình điều tra nếu xét thấy vụ tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm thì đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp Trung ¬ương kiến nghị cơ quan Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh xem xét, khởi tố vụ án hình sự về gây tai nạn lao động nghiêm trọng. Đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm cung cấp theo yêu cầu của cơ quan Công an những tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động để điều tra và xử lý.
e) Công bố biên bản điều tra tai nạn lao động
- Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở tổ chức công bố biên bản điều tra ngay sau khi hoàn thành điều tra đối với các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền điều tra cho Người bị nạn và những Người liên quan đến vụ tai nạn lao động.
Cách thức thực hiện
Qua Bưu điệnTrụ sở cơ quan hành chính
Thành phần hồ sơ
Số bộ hồ sơ : 04 (bộ)
Phí
Lệ phí
Mức giá
Thời hạn giải quyết a) Tất cả các vụ tai nạn lao động đều phải được điều tra và lập biên bản kể từ khi xảy ra theo thời hạn sau: - Không quá 48 giờ đối với vụ tai nạn lao động nặng; - Không quá 10 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động nặng làm bị th¬ương từ 02 người trở lên; - Không quá 20 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động chết người; - Không quá 40 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật.
Đối tượng thực hiện Tổ chức
Cơ quan thực hiện Sở Lao động – TBXH
Cơ quan có thẩm quyền quyết định Sở Lao động – TBXH
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan ủy ủy quyền
Cơ quan phối hợp
Kết quả thực hiện Ghi vào số theo dõi.
Căn cứ pháp lý của TTHC
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC
Đánh giá tác động TTHC