Nội dung bài viết
Để triển khai, thực hiện có hiệu quả Quyết định số 785/QĐ-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2035. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 585/KH-UBND tỉnh, ngày 14/10/2022 thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025.
Mục đích là cụ thể hóa các nội dung, giải pháp để đạt được các mục tiêu đến năm 2025 theo nội dung của Đề án nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2035 đã đề ra, như:
Xác định được loại sản phẩm và các khu vực phù hợp canh tác, sản xuất nông nghiệp hữu cơ ;..; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để duy trì và mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu hình thành các chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ trên địa bàn các huyện, thành phố Gia Nghĩa.
Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt 3.310 ha với khoảng 0,5% - 1% tổng diện tích đất trồng trọt, tại các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh; Đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 90% - 95% đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 75% - 80%; Mỗi huyện, thành phố Gia Nghĩa có ít nhất từ 1-2 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận; …
Kế hoạch đề ra 07 giải pháp để thực hiện đạt được các mục tiêu, cụ thể:
Thứ nhất, thông tin tuyên truyền: Xây dựng các chương trình, kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ; …
Thứ hai, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ: Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện có để hỗ trợ thực hiện điều tra, khảo sát vùng sản xuất hữu cơ, cấp chứng nhận hữu cơ; …
Thứ ba, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế: Xây dựng và hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc, hướng dẫn sản xuất theo hướng hữu cơ đối với các cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản (trồng trọt 14 quy trình, chăn nuôi 4 quy trình, thủy sản 01 quy trình); …
Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về nông nghiệp hữu cơ: Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ tập trung; Quản lý đầu vào của sản xuất hữu cơ, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể như: Quản lý giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; …; Quản lý sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Thứ năm, xây dựng và nhân rộng mô hình điểm nông nghiệp hữu cơ.
Thứ sau, phát triển thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Thứ bảy, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về nông nghiệp hữu cơ
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa tham mưu UBND tỉnh lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này với các chương trình Mục tiêu quốc gia, các Đề án, Chương trình của các Bộ, ngành có liên quan; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch này về UBND tỉnh và Bô ̣Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.; …
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đơn vi ̣và UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện định kỳ 06 tháng (trước 20/6), một năm (trước 30/11) hoặc đột xuất theo yêu cầu.
Chi tiết Kế hoạch số 585/KH-UBND tại đậy./.
Tiến Đạt