TIN TỨC - SỰ KIỆN

Họp trực tuyến về thiết kế Dự án REDD+ Khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ
05/07/2021 | 16:48  | View count: 44464

Từ ngày 30/6 đến ngày 02/7/2021, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp tổ chực Họp trực tuyến về Thiết kế Dự án “Giảm thiểu phát thải tại khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam nhằm hỗ trợ đạt được các mục tiêu của Chương trình REDD+ quốc gia Việt Nam”. Đ/c Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cụ Lâm Nghiệp, Bộ NNPTNT; Francisco Pichon, Giám đốc Quốc gia Tổ chức IFAD tại Việt Nam cùng chủ trì. Tham dự có tư vấn trong nước và quốc tế ở Trung ương. Thành viên ban chuẩn bị dự án, tổ công tác kỹ thuật cấp tỉnh dự tại điểm cầu 04 tỉnh thực hiện Dự án: Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Ninh Thuận.

Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NNPTNT chủ trì. 
Tại cuộc họp trực tuyến, Tổng cục Lâm nghiệp đã hướng dẫn Thiết kế Dự án "Giảm thiểu phát thải tại khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam nhằm hỗ trợ đạt được các mục tiêu của Chương trình REDD+ quốc gia Việt Nam" cho 04 tỉnh triển khai Dự án. 
Các nội dung được trình bày trong 03 ngày, gồm: Giới thiệu và phân tích điểm nóng; Giới thiệu phương pháp phân tích các khu vực xung yếu và tổng quan các bộ dữ liệu cần dùng; thảo luận về mục tiêu, lựa chọn tiêu chí cho các huyện và các chuỗi giá trị mục tiêu; thảo luận nhóm – hướng dẫn phương pháp thu thập số liệu theo các nội dung chuyên đề. 
Dự án"Giảm thiểu phát thải tại khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam nhằm hỗ trợ đạt được các mục tiêu của Chương trình REDD+ quốc gia Việt Nam", với mục tiêu: Giảm thiểu phát thải khí nhà kính do phá rừng và suy giảm rừng từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng hóa; Tăng cường năng lực thích ứng cho cộng đồng và các thể chế để thích ứng tốt hơn với Biến đổi khí hậu. 
Việc thay đổi sử dụng đất là yếu tố chính tiếp tục góp phần gây phát thải khí nhà kính ở Việt Nam; cùng với Kế hoạch Hành động Quốc gia REDD+ đã và đang được thực hiện, dự án sẽ hỗ trợ việc thực hiện các chính sách về REDD+ thông qua hỗ trợ các hoạt động nông lâm kết hợp nhằm trực tiếp giải quyết các nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong sử dụng đất ở 04 tỉnh; Cụ thể, dự sẽ tạo ra một mô hình bền vững trong đó các chính sách liên quan đến REDD+ ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và địa phương được lồng ghép đầy đủ nhằm giảm phát thải gắn với việc mở rộng và sản xuất các mặt hàng nông nghiệp chính. Dự án cũng mang lại lợi ích rõ ràng về tăng cường khả năng thích ứng và phát triển sinh kế bền vững cho các nhóm dân cư nghèo, bị thiệt thòi và khu vực tư nhân trong các vùng dự án. 
Khu vực 04 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Ninh Thuận của vừng Dự án.
Dự án Giảm thiểu phát thải tại khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam nhằm hỗ trợ đạt được các mục tiêu của Chương trình REDD+ quốc gia Việt Nam thực hiện tại 04 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Ninh Thuận. Dự kiến thời gian thực hiện từ năm 2022 – 2027, với tổng kinh phí dự kiến thực hiện dự án là 121 tỷ USD.
Tại tỉnh Đắk Nông, Dự án dự kiến thực hiện tại 20 xã nghèo, khó khăn thuộc 6 huyện: Đắk Song, Tuy Đức, Đắk G'long, Krông Nô, Đắk R'Lấp và Đắk Mil. Dự kiến thời gian thực hiện dự án từ 2022 - 2027, Dự kiến tổng mức đầu tư dự án do IFAD và GCF đồng tài trợ khoảng 30,36 triệu USD.
Đồng chí Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NNPTNT trình bày kinh nghiệm từ Đắk Nông về công tác tác chuẩn bị dự án trước đó với IFAD.
Về kinh nghiệm triển khai tại Đắk Nông, Đ/c Phạm Tuấn Anh thông tin Dự án Tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông khởi động vào năm 2010 và kết thúc tháng 6 năm 2017. UBND tỉnh Đắk Nông đã thành lập Ban chuẩn bị dự án giai đoạn 2 do IFAD tài trợ tại Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày 26/6/2017 và thành lập Tổ giúp việc cho Ban chuẩn bị dự án theo Quyết định số 1437/QĐ-UBND ngày 01/9/2017. Trong thời gian hoạt động, Ban chuẩn bị dự án đã thực hiện thu thập số liệu và 12 báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Nhà tài trợ; xây dựng đề xuất, các văn kiện dự án theo hướng dẫn tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (nay được thay thế bằng nghị định 56/2020/NĐ-CP) và điều chỉnh theo góp ý của các bộ, ngành trung ương. Đồng chí cũng chia sẻ các kinh nghiệm triển khai dự án của tỉnh trong thời gian qua, như: Trong quá trình triển khai dự án nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị liên quan nên tạo điều kiện thuận lợi để triển khai Dự án; kịp thời thành lập các tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban chuẩn bị dự án trong suốt tiến trình chuẩn bị của dự án; trong quá trình xây dựng đề xuất và các văn kiện dự án cần bám sát vào các Nghị định và thông tư hướng dẫn của trung ương; thường xuyên liên lạc Nhà tài trợ và phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành, trung ương để cập nhật kịp thời các cơ chế chính sách mới và các yêu cầu của Nhà tài trợ.
ĐQ